Cập Nhật Ngay 9 Xu Hướng Truyền Thông Mạng Xã Hội 2022

Cập Nhật Ngay 9 Xu Hướng Truyền Thông Mạng Xã Hội 2022

Năm 2021 là một năm đầy biến động với toàn cầu nói chung và giới marketing nói riêng khi dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể hành vi người tiêu dùng và nhu cầu xã hội. Một trong những thay đổi rõ rệt nhất đó chính là sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào Internet trong mọi lĩnh vực đời sống của người dùng. Để trở thành người luôn dẫn đầu xu hướng với những chiến lược marketing hiệu quả, hãy cùng DigiV khám phá Top 9 xu hướng truyền thông mạng xã hội sẽ “lên ngôi” trong năm 2022.

1. Tiktok sẽ trở thành mạng xã hội không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông, Marketing
Lượng người dùng Tiktok tăng gần 45% trong vòng chưa đầy một năm. Tháng 1/2021, TikTok mới chỉ sở hữu 689 triệu người dùng và đã vượt mốc 1 tỷ người dùng vào tháng 9. Với con số ấn tượng này, Tiktok đã trở thành mạng xã hội phổ biến thứ 7 trên thế giới. Thậm chí, Google Trending còn ghi nhận nội dung video trên Tiktok có tầm ảnh hưởng vượt trội hơn so với những video Reels trên Instagram.

tiktok

Nguồn: Internet

Vào năm 2020 & 2021, TikTok đã giới thiệu một số công cụ kinh doanh hữu ích, bao gồm business profiles, ads và creator marketplace. Điều này sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội vô cùng rộng mở cho hoạt động kinh doanh của các thương hiệu đang mong muốn tiếp cận nhiều người dùng hơn trong năm 2022. Để làm được điều đó, bạn và thương hiệu có thể thực hiện một số bước dưới đây:

  • Tạo lập một tài khoản Tiktok mang tên thương hiệu
  • Xây dựng ý tưởng và bắt đầu khám phá TikTok với những ý tưởng thú vị
  • Phác thảo chiến lược Tiktok Marketing của bạn.

2. Các thương hiệu sẽ chi nhiều tiền quảng cáo cho những mạng xã hội qui mô vừa phải
TikTok hiện đang ở vị trí dẫn đầu trong danh sách mạng xã hội được người dùng yêu thích, bên cạnh Instagram, Facebook hay Pinterest. Chính vì thế, trước khi chạy chiến dịch quảng cáo trên bất kì nền tảng nào, thương hiệu của bạn cũng cần cân nhắc những đầu việc sau:

  • Xem xét kỹ hơn mức độ tương tác của người dùng trên tất cả các nền tảng mà thương hiệu của bạn đang sử dụng.
  • Tìm hiểu những dạng nội dung được mọi người tương tác mạnh trên các trang mạng xã hội và xem xét xem liệu thương hiệu của bạn có thể sản xuất được những nội dung đó hay không
  • Thử tạo quảng cáo trên một nền tảng mới và đánh giá về chi phí cũng như hiệu quả mà nó đang mang lại.

Digital Ad

Nguồn: SeeU

3. Mạng xã hội sẽ trở thành một nền tảng mua sắm.
Hoạt động mua sắm trên mạng xã hội và ngành công nghiệp thương mại điện tử được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Hầu hết các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều được tích hợp chức năng online shopping, chức năng phát video trực tiếp (live video)…nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của người dùng. Instagram, Facebook và Pinterest hiện đang dẫn đầu trong danh sách mạng xã hội mua sắm. Tiếp theo đó là TikTok và Youtube cũng đang dần trở nên phổ biến.

Mua sắm trên Mạng xã hội có thể sẽ không thay thế thương mại điện tử trong tương lai gần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, thương hiệu có thể thiết kế những trải nghiệm mua sắm, nhưng cần triển khai một cách tập trung và có hiệu quả bằng cách:

  • Thiết lập Nền tảng mua sắm trên Facebook hoặc Instagram một cách hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất.
  • Tối ưu trải nghiệm khách hàng về mặt hình ảnh và tính cách thương hiệu của bạn.
  • Triển khai các bài đăng bán hàng không chạy quảng cáo (organic) và cả bài đăng chạy quảng cáo. Điều này sẽ giúp khách hàng mục tiêu có thể nhanh chóng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, từ đó dễ dàng “chốt đơn” chỉ trong vài thao tác.

Online Shopping

Nguồn: BR Atsit

4. Sự ưu ái của khách hàng dành cho kênh hotline doanh nghiệp có xu hướng suy giảm
Trong thời gian giãn cách, chuỗi cung ứng toàn cầu dường như đóng băng cùng tình trạng thiếu nhân công ở khắp các doanh nghiệp. Cùng lúc, người tiêu dùng lại có nhiều câu hỏi cần được giải đáp nhanh chóng. Trong một cuộc khảo sát của Nielsen, 64% người dùng nói rằng họ thích nhắn tin hơn là gọi điện tới một cửa hàng nào đó. Vậy giải pháp là gì? Thay vì phải sắp xếp nhân viên trực hotline tại công ty, việc trao đổi với khách hàng thông qua mạng xã hội là một giải pháp hoàn hảo. Điều này đã giúp nhiều nhãn hàng vẫn đảm bảo được doanh thu và hỗ trợ khách hàng kịp thời.

Nếu đã có kế hoạch đầu tư cho hoạt động tư vấn khách hàng thông qua mạng xã hội, thương hiệu có thể:

  • Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội
  • Chuẩn bị những template trả lời các câu hỏi thường gặp từ khách hàng. Bạn cũng có thể sử dụng chatbot để tối ưu thời gian và tiếp cận khách hàng nhanh hơn.
  • Đào tạo một Đội ngũ chăm sóc khách hàng riêng cho Mạng xã hội. Nếu có thể, hãy thuê các Agency chuyên nghiệp hỗ trợ bạn trong lĩnh vực này.

5. Video dạng dài sẽ không còn phổ biến trên các nền tảng Mạng xã hội, ngoại trừ Youtube.
Trong năm 2021, chúng ta đều đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các video có nội dung ngắn, nổi bật nhất là ở hai nền tảng TikTok và Instagram. Để cạnh tranh với TikTok, Instagram đã cho ra mắt Instagram Reels. Mặc dù video dạng dài vẫn có những giá trị và ưu điểm nổi bật, người dùng mạng xã hội hiện nay lại cảm thấy dễ tiếp nhận thông tin hơn thông qua những video dạng ngắn. Do đó, các doanh nghiệp và marketer không thể bỏ qua định dạng video này cho kế hoạch Social Media Marketing năm tới.

Nguồn: GenK

Các thương hiệu có thể áp dụng một số tips sau:

  • Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận thêm khách hàng mới, hãy thử nghiệm sản xuất video trên TikTok
  • Nếu bạn đang muốn duy trì tương tác với người dùng trên Instagram, hãy thử nghiệm Instagram Reels.
  • Còn nếu bạn đã thành công với các video dạng ngắn trên một nền tảng nhất định, hãy tiếp tục thử nghiệm nó trên những nền tảng khác nhau.

6. Ứng dụng các nội dung được sản xuất bởi những Creator.
Ứng dụng nội dung sáng tạo được sản xuất bởi Creator hiện đang chiếm một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị mạng xã hội của doanh nghiệp. Creator có thể là một Influencer chuyên nghiệp có tầm ảnh hưởng, và cả những người sáng tạo nội dung nghiệp dư. Dù thương hiệu của bạn là gì, vẫn sẽ luôn có những nhà sáng tạo nội dung sẵn sàng hợp tác. Hãy lên kế hoạch hợp tác với Creator từ bây giờ dựa vào các bước cơ bản dưới đây:

  • Xác định đối tượng bạn đang muốn tiếp cận, xác định xem họ đang hoạt động trên nền tảng nào.
  • Chọn lọc và đánh giá sức ảnh hưởng của người đó với khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Chuẩn bị chi phí hợp lý cho tất cả các hợp đồng hợp tác.

7.  Tìm hiểu về cách chạy Quảng cáo trên Mạng xã hội, ngay cả khi bạn chưa từng triển khai chiến dịch nào.
Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram đã không còn quá xa lạ đối với các thương hiệu. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động tiếp thị online của các thương hiệu, khiến doanh nghiệp cần review lại và tối ưu quảng cáo của mình. Việc đầu tư chất xám để phát triển thêm các chiến dịch marketing qua một số mạng xã hội phổ biến khác (có thể kể đến Tiktok) sẽ cực kì hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Hãy:

  • Tiếp tục đăng các organic post để tăng nhận thức về thương hiệu, cung cấp dịch vụ đến khách hàng và khuyến khích sự tương tác của người xem.
  • Thử chạy quảng cáo các bài đăng có nội dung được nhiều người tương tác để tiếp cận các khách hàng tiềm năng mới.

Run Digital Ad

Nguồn: Internet

8. Các thương hiệu sẽ sử dụng Social Listening trong việc sáng tạo nội dung

Social Listening là một công cụ theo dõi, ra đời với chức năng ‘lắng nghe’ người dùng Internet đang thảo luận những gì về thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của một thương hiệu và cả những đối thủ của thương hiệu đó trên các nền tảng như mạng xã hội, website.

Trong Social Listening, doanh nghiệp cần chọn những chủ đề và từ khóa (hashtags) phù hợp nhất để có thể đạt được hiệu quả thăm dò người dùng mạng xã hội. Có 3 nhóm chủ đề và từ khóa quan trọng doanh nghiệp cần chú ý ngay từ ban đầu như sau:

  • Nhóm chủ để và hashtag có liên quan đến  tên thương hiệu, sản phẩm, slogan, người đại diện thương hiệu.
  • Nhóm chủ đề và hashtags có liên quan đến tên,  sản phẩm, slogan và người đại diện của đối thủ cạnh tranh
  • Nhóm chủ đề và hashtags có liên quan đến ngành hàng mà bạn đang kinh doanh, những thuật ngữ thông dụng trong ngành.

9. Đẩy mạnh chiến lược Social Audio.

Social Audio – mạng xã hội âm thanh dường như đang thịnh phát ở nhiều quốc gia trên thế giới. Clubhouse, Twitter Space, Discord, Spoon (của Hàn Quốc), OnMic (của Việt Nam)… là một trong số những nền tảng như vậy. Việc phát triển các nền tảng Social Audio này đang tạo ra một không gian đề cao chiều sâu và sự tập trung, mà ở đó, thương hiệu sẽ có những cuộc đối thoại chân thật và đa chiều hơn tới khách hàng, chứng minh được khả năng và chuyên môn của mình trên mạng xã hội, xây dựng niềm tin và kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng, đồng thời người dùng còn có thể nhanh chóng đưa ra phản hồi về thương hiệu. Tuy nhiên, Social Audio là một hình thức tiếp thị khá đắt đỏ. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể:

  • Suy nghĩ về cách tận dụng Social Audio nói dung từ bây giờ
  • Bắt đầu suy nghĩ về các nền tảng cụ thể khi đã lên được ý tưởng
  • Khai thác những người có sức ảnh hưởng trong công ty để tổ chức các buổi chia sẻ đại diện cho thương hiệu.
  • Sử dụng Influencer để nâng cao giá trị thương hiệu.

Trên đây là top 9 xu hướng marketing trên mạng xã hội được dự đoán sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2022. Vẫn chưa quá muộn để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng, hãy review lại một lần nữa kế hoạch Marketing của mình trong năm tới để có những hướng đi tiếp thị mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất nhé.

DigiV là 1 Digital Marketing Agency chuyên cung cấp các dịch vụ được “may đo” kỹ càng cho từng khách hàng, từ thiết kế website, quản trị nội dung Fanpage, tới 1 gói giải pháp tổng thể toàn diện để thúc đẩy kinh doanh số cho doanh nghiệp thông qua đa nền tảng và đa kênh. Hãy lớn mạnh trong thời đại 4.0 cùng DigiV!

BẮT ĐẦU NGAY

Thank you!

Cảm ơn bạn đã để lại thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn trong 24h tới. Nếu bạn cần  hỗ trợ ngay vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi.