Hướng dẫn lên 1 Digital Marketing Plan cho doanh nghiệp?

Hướng dẫn lên 1 Digital Marketing Plan cho doanh nghiệp?

Digital Marketing Plan – Lên kế hoạch Marketing là một bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chiến dịch cũng như thành công của doanh nghiệp. Nếu không xây dựng một kế hoạch Digital Marketing chi tiết và phù hợp thì doanh nghiệp sẽ không chuẩn bị đầy đủ được nguồn lực để đạt được mục tiêu cũng như khó lòng đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch.

Bài viết dưới đây, DigiV sẽ hướng dẫn bạn các bước lên Digital Marketing Plan cho doanh nghiệp.

Digital Marketing Plan là gì?

Việc đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu Digital Marketing Plan là một bản kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ và rõ ràng về chiến dịch marketing của doanh nghiệp trong tháng, trong tháng, trong năm hoặc kế hoạch dài hạn hơn nữa. Vậy làm thế nào để lên được 1 Digital Marketing Plan hoàn hảo? Các bước lập Digital Marketing Plan là gì?

Các bước lập Digiltal Marketing Plan

1. Xác định mục tiêu doanh nghiệp

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định được rõ ràng mục tiêu kinh doanh/ mục tiêu marketing của mình để dễ dàng lên được kế hoạch marketing hợp lý. Việc xác định cụ thể mục tiêu kinh doanh còn giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường, đánh giá và điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp với mục tiêu ban đầu.

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong các bước lập Digital Marketing Plan.

2. Phân tích thực trạng doanh nghiệp

Đây cũng là bước vô cùng quan trọng khi lên Digital Marketing Plan. Doanh nghiệp cần phải phân tích rõ vị thế, tài chính, sản phẩm, dịch vụ, chiến lược, rủi ro của mình, nhằm định lượng rõ ưu điểm, nhược điểm của mình trên thị trường và từ đó, tăng ưu thế cạnh tranh, khắc phục nhược điểm để đạy được mục tiêu như bước 1 đã đặt ra.

3. Phân tích thị trường mục tiêu

Đây là một bước mà nếu không phân tích đúng thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều vấn đề đáng quan ngại.

Doanh nghiệp cần phải phân tích được:

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ của mình giải quyết vấn đề gì?
  • Ai có khả năng gặp vấn đề này nhất?
  • Có các nhóm khác nhau với các nhu cầu khác nhau không?

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phân tích phân khúc thị trường theo nhân khẩu học (giới tính, tuổi, công việc, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân,…), theo phân khúc địa lý (thành phố, quốc gia…), theo sở thích và thói quen mua hàng, theo hành vi, hoặc theo tầng lớp xã hội.

4. Lựa chọn công cụ Digital Marketing

Với từng mục tiêu, từng doanh nghiệp, từng tệp khách hàng khác nhau thì nên chọn những công cụ Digital Marketing khác nhau.

Doanh nghiệp cần phân chia nguồn lực phù hợp cho từng loại hình theo thứ tự ưu tiên: loại hình nào phù hợp thì dành nhiều nguồn lực hơn và ngược lại.

Dưới đây là một số công cụ Digital Marketing mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • SEO (Search Engine Optimization)
  • Google Ads
  • Email Marketing
  • Social Media Marketing
  • KOLs Marketing
  • Content Marketing

    5. Định hướng thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là tất cả nội dung cốt lõi, trọng tâm của thương hiệu mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến với khách hàng.

Mục đích lớn nhất của thông điệp truyền thông chính là tính tích cực trong sự thay đổi về nhận thức, hành vi hay cảm xúc của nhóm khách hàng tiềm năng, hay rộng hơn là toàn bộ cộng đồng về thương hiệu của bạn. Do đó việc xác định thông điệp truyền thông hợp lý cho chiến dịch là một điều vô cùng cần thiết.

6. Thiết lập ngân sách chiến dịch

Thiết lập ngân sách chiến dịch phải phù hợp với khả năng tài chính của công ty đồng thời cũng cần phù hợp với quy mô của chiến dịch và từng công cụ Digital Marketing.

Càng phân bổ chi tiết và hợp lý thì càng dễ dàng đo lường, đánh giá và điều chỉnh chiến dịch sao cho hoàn thành mục tiêu với ngân sách nhỏ nhất!

7. Đo lường, đánh giá và điều chỉnh chiến dịch

Đây là bước cuối cùng trong hệ thống các bước để lên một Digital Marketing Plan.

Một trong những ưu điểm của Digital Marketing so với Marketing truyền thống chính là khả năng đo lường và đánh giá cực tốt dựa trên số liệu đồng thời chiến dịch cũng dễ dàng được điều chỉnh trong quá trình thực hiện để tối ưu hoá Digital Marketing Plan của doanh nghiệp.

Đánh giá sự thành công của chiến dịch có thể bao gồm nhiều tiêu chí ví dụ như:

  • Mức độ nhận biết thương hiệu
  • Mức độ nhận biết của chiến dịch truyền thông
  • Mức độ hiểu về thông điệp truyền thông

Ngoài ra, cũng nên có các kế hoạch dự phòng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chiến dịch.

 

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản để lên một Digital Marketing Plan. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong việc lên một kế hoạch Digital Marketing từ đó tạo nên thành công cho doanh nghiệp.

 

DigiV là 1 Digital Marketing Agency chuyên cung cấp các dịch vụ được “may đo” kỹ càng cho từng khách hàng, từ thiết kế websitequản trị nội dung Fanpage, tới 1 gói giải pháp tổng thể toàn diện để thúc đẩy kinh doanh số cho doanh nghiệp thông qua đa nền tảng và đa kênh. Hãy lớn mạnh trong thời đại 4.0 cùng DigiV!

BẮT ĐẦU NGAY

Thank you!

Cảm ơn bạn đã để lại thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn trong 24h tới. Nếu bạn cần  hỗ trợ ngay vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi.