LinkedIn và Facebook: Đâu là Nền tảng Phù hợp nhất cho Doanh nghiệp của Bạn?

LinkedIn và Facebook: Đâu là Nền tảng Phù hợp nhất cho Doanh nghiệp của Bạn?

Thực trạng của việc xuất hiện quá nhiều các kênh mạng xã hội đã khiến cả những chủ doanh nghiệp sành sỏi nhất phải loay hoay với nhiều suy nghĩ.

Nên bắt đầu từ đâu? Kênh mạng xã hội nào là tốt nhất? Làm sao để không mất thời gian cho những kênh không đem lại tỷ suất hoàn vốn (ROI) vững chắc?

FacebookLinkedIn là hai trong số các nền tảng Mạng xã hội lớn nhất hiện nay, đồng nghĩa với việc chúng cung cấp vô số cơ hội để tiếp cận khách hàng của bạn. Tuy nhiên, lợi thế này lại đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng chiến lược vào nền tảng nào?

Chúng tôi sẽ liệt kê những ưu điểm và hạn chế của mỗi nền tảng để giúp bạn đưa ra quyết định của riêng mình.

Các Tính Năng Của LinkedIn Dành Cho Doanh Nghiệp

Cùng điểm qua nhanh nhé!

Ban đầu, LinkedIn là một mạng lưới chuyên nghiệp được tạo ra với 1 mục đích cốt lõi là làm nền tảng hỗ trợ quá trình tuyển dụng của các doanh nghiệp. Giờ đây, LinkedIn đã được tích hợp thêm nhiều chức năng tương tự như các trang Mạng xã hội truyền thống, như chức năng cập nhật trạng thái, xây dựng blog và gửi tin nhắn cá nhân. Khi nói đến khả năng truyền tải nội dung và đảm bảo tương tác ổn định với khách hàng, LinkedIn được đánh giá là nền tảng hiệu quả nhất dành cho Doanh Nghiệp.

Mặt khác, Facebook được thiết kế làm nền tảng phục vụ nhu cầu chia sẻ và giao tiếp của mọi người. Yếu tố “chia sẻ” là lợi điểm thu hút nhất của Facebook, bên cạnh đó, Facebook cũng sở hữu nhiều chức năng khác cho phép Doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Trên thực tế, một khảo sát thực hiện bởi Facebook cho thấy 74% người dùng tại Mỹ sử dụng Facebook để tìm kiếm các sản phẩm và thương hiệu mới.

Cả LinkedIn và Facebook đều sở hữu chức năng Tạo Nhóm (Groups) cho phép Doanh nghiệp kết nối với những người có chung nhu cầu và sở thích, và cả hai nền tảng này đều sở hữu những tính năng tạo quảng cáo ấn tượng.

Với các tính năng tương đồng như vậy, đâu là khác biệt mang tính quyết định khi lựa chọn giữa hai nền tảng?

Xét về các số liệu, Facebook chiến thắng hoàn toàn.

Facebook có một lượng người dùng hoạt động hàng tháng đáng kinh ngạc lên tới 2,8 tỷ người trên toàn thế giới, con số này khiến cho 64,7 triệu người dùng hoạt động hàng tháng của LinkedIn trở nên quá nhỏ bé khi đặt lên bàn cân.

Dựa theo số liệu năm 2021 từ Statista, nhóm tuổi chính của người dùng trên cả hai nền tảng đều nằm ở mức 25-34 tuổi. Tuy nhiên, phạm vi độ tuổi người dùng của Facebook rộng hơn, với khoảng 10% thuộc nhóm dưới 18 tuổi hoặc trên 64 tuổi.

Điều này là bởi LinkedIn hầu hết chỉ phục vụ những chuyên viên có nhu cầu xây dựng mạng lưới kết nối, trong khi Facebook lại cung cấp dịch vụ cho người dùng thông thường.

Đáng chú ý hơn nữa, theo Báo cáo Tình hình Marketing 2020 của HubSpot, các doanh nghiệp nhận thấy tỷ suất hoàn vốn đến từ Facebook đạt mức cao nhất, còn LinkedIn chỉ đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách 8 nền tảng.

LinkedIn là nền tảng lý tưởng hơn cho mô hình B2B

Như đã nói ở trên, LinkedIn là lựa chọn lý tưởng đối với những cá nhân muốn xây dựng mạng lưới kết nối cho doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa đây là một nền tảng tuyệt vời dành cho những thương hiệu chuyên thực hiện các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Thông qua LinkedIn, việc xác định được người đưa ra quyết định chủ chốt của các doanh nghiệp (và tiếp cận họ thông qua quảng cáo) không hề khó.
  • Phương thức social selling (bán hàng trên mạng xã hội) được ứng dụng vào trong nền tảng.
  • Việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa mọi người trở nên dễ dàng hơn do nền tảng này vốn được xây dựng cho mục đích đó.

Theo trang eMarketer, LinkedIn sở hữu thị phần lớn nhất cho quảng cáo hiển thị B2B với 32%.

Với các thương hiệu muốn tiếp cận khách hàng trực tiếp, Facebook có lẽ là nền tảng phù hợp hơn. Thêm vào đó, Facebook là một nền tảng tuyệt vời giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng nhiều hơn gấp mười lần, từ đó tạo nhận diện thương hiệu rộng rãi và tăng tương tác với khách hàng. Nói một cách ngắn gọn, trong khi Facebook dẫn đầu với việc tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, thì LinkedIn lại giành chiến thắng khi đem lại những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng cao.

Marketing bằng tư duy lãnh đạo được ứng dụng nhiều hơn trên LinkedIn.

“Lãnh đạo về tư duy” (thought leadership), hay còn gọi là Marketing bằng tư duy lãnh đạo là một cách mà các thương hiệu đang sử dụng đạt được độ tin cậy cũng như khả năng nhận diện. Theo Báo cáo về “Marketing bằng tư duy lãnh đạo trong năm 2020” thực hiện bởi Survey Monkey, 66% người làm marketing coi marketing bằng tư duy lãnh đạo là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược tiếp thị của họ.

Vai trò của một người lãnh đạo về tư duy là giáo dục, khuyến khích đối thoại và thúc đẩy hành động. Báo cáo trên cũng cho thấy các chương trình “Lãnh đạo về tư duy” có hỗ trợ tạo ra khách hàng tiềm năng và cải thiện nhận diện thương hiệu thông qua việc tăng lưu lượng truy cập cho trang web, nhiều lượt được nhắc đến trên truyền thông, tăng lượt người đăng ký, và nhiều hơn thế nữa.

Khi nhắc đến các bài viết về chủ đề “Marketing bằng tư duy lãnh đạo”, LinkedIn lại 1 lần nữa chiếm ưu thế. Với việc nền tảng này đã được thiết kế sẵn để phục vụ những cuộc hội thoại giữa các doanh nghiệp, các thương hiệu sử dụng nội dung “Marketing bằng tư duy lãnh đạo” trên LinkedIn đạt được hiệu quả cao hơn so với ở trên Facebook.

Tóm tắt nhanh:

  • Ưu điểm của Facebook: Cơ sở người dùng lớn, tỷ suất hoàn vốn ROI cao – đã được minh chứng
  • Hạn chế của Facebook: Không ưu việt cho hình thức B2B marketing
  • Ưu điểm của LinkedIn: Sở hữu nền tảng tập trung vào mục đích kinh doanh, cung cấp các công cụ phục vụ social selling (bán hàng trên MXH) và mở rộng kết nối (networking), tiềm năng phát triển phương pháp “Marketing bằng tư duy lãnh đạo” cao.
  • Hạn chế của LinkedIn: Cơ sở người dùng thấp hơn Facebook

Sau khi có được cái nhìn tổng quan về cả hai nền tảng, chúng ta hãy cùng đi sâu vào các tính năng quan trọng mà Facebook & LinkedIn Doanh Nghiệp sở hữu.

LinkedIn Groups so với Facebook Groups

Tính năng Tạo Nhóm (Groups) trên cả LinkedIn và Facebook mang đến cho các Doanh nghiệp cơ hội hòa nhập và kết nối với các khách hàng tiềm năng cũng như các doanh nghiệp khác có chung mục tiêu.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần ghi nhớ rằng mục đích chính của mọi người khi họ chọn tham gia nhóm trên Linked hay Facebook là khác nhau. Cụ thể, khi người dùng tham gia nhóm trên LinkedIn và tương tác với các thành viên trong đó, có khả năng cao rằng những người này có chung một lối tư duy trong công việc ở một mức độ nhất định.

Với Facebook, thì ngược lại, mọi người trong nhóm có xu hướng chia sẻ ý kiến cá nhân của mình về mọi thứ – từ lối sống, ẩm thực cho đến chính trị, sở thích.

Vậy nên, khi quyết định xem nên tạo nhóm trên nền tảng LinkedIn hay Facebook thích hợp hơn, hãy nghĩ về nhóm đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến.

Ví dụ, bạn đang chào bán sản phẩm máy xay sinh tố thế hệ mới nhất và khách hàng mục tiêu của bạn là những người có sở thích nấu ăn, lựa chọn tạo 1 nhóm giao lưu trên Facebook sẽ là phương án phù hợp.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn thuộc phân khúc hàng cao cấp nhằm phục vụ những đối tượng khách hàng là quản lý cấp cao, việc tạo nhóm kết nối trên LinkedIn hẳn sẽ là một lựa chọn được ưu ái hơn.

LinkedIn Ads so với Facebook Ads

Cả Facebook và LinkedIn đều cung cấp các hình thức quảng cáo đa dạng, bao gồm quảng cáo xoay vòng (Carousel), quảng cáo dạng Video và quảng cáo Tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead ads). Việc Facebook sở hữu lượng người dùng lớn hơn đồng nghĩa với các quảng cáo của Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Thêm vào đó, khi sử dụng Facebook, Doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng tập khách hàng mục tiêu dựa trên các thông tin mang tính cá nhân hóa, ví dụ như hành vi khách hàng hay các mốc sự kiện quan trọng trong cuộc sống của họ. Khác với Facebook, LinkedIn cung cấp cho Doanh nghiệp các tùy chọn tìm kiếm khách hàng mục tiêu đặc thù, phù hợp cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng thuộc phân khúc B2B.

Cuối cùng, ta hãy xem xét về khía cạnh quảng cáo của cả hai nền tảng.

Về tính đa dạng, cả Facebook và LinkedIn đều sở hữu cho mình các loại hình quảng cáo khác nhau, đáp ứng từng nhu cầu của người dùng.

Facebook vẫn luôn cảm thấy tự hào khi đã phát triển đa dạng các loại hình quảng cáo từ lâu (có thể kể đến quảng cáo Canvas, quảng cáo xoay vòng (Carousel), quảng cáo dạng Video, quảng cáo động (Dynamic) và quảng cáo Tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead ads). Tuy đi sau Facebook, giờ LinkedIn cũng đã cung cấp một số hình thức quảng cáo dưới các dạng khác nhau như video, xoay vòng (Carousel), tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead), quảng cáo động (Dynamic), hay quảng cáo tin nhắn (Sponsored InMail). Cả hai nền tảng này đều sở hữu cho mình một hệ thống quản lý quảng cáo thân thiện với người dùng.

Về mặt xác định đối tượng và thị trường mục tiêu, sẽ không sai nếu nói rằng Facebook sở hữu khả năng để giúp Doanh nghiệp tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, trong cuộc đua này, LinkedIn cũng không hề kém cạnh.

LinkedIn và Facebook đều sử dụng dữ liệu do người dùng cung cấp để từ đó hiển thị cho họ xem các quảng cáo phù hợp.

Trên cả hai nền tảng, Doanh nghiệp có thể tùy chọn khách hàng mục tiêu dựa theo chức danh công việc, thu nhập hộ gia đình, công ty, vị trí, và độ tuổi. Tuy nhiên, Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn khi sử dụng Facebook, bởi nền tảng này cho phép Doanh nghiệp có thể tìm hiểu sâu hơn, xác lập đối tượng mục tiêu dựa theo các sự kiện quan trọng trong cuộc đời, hành vi, hoặc qua các thông tin cá nhân khác mà họ cung cấp.

Thêm nữa, cả Facebook và LinkedIn đều cho phép các Doanh nghiệp sử dụng đối tượng nguồn để tiếp cận những người sở hữu các đặc điểm tương tự với tập khách hàng mục tiêu hiện tại của họ. Công cụ này được Facebook gọi là Lookalike Audience, còn tại LinkedIn, nó được biết đến dưới cái tên “Audience Expansion.”

Chi phí vận hành sẽ là điểm cuối cùng chúng ta bàn đến khi so sánh Facebook Ads và LinkedIn Ads.

Trong hầu hết các trường hợp, Doanh nghiệp sẽ thu lại được nhiều tiền hơn từ khoản đầu tư vào Facebook Ads. Theo trang WebFX, chi phí trung bình được tính trên mỗi lượt nhấp chuột cho một quảng cáo trên LinkedIn là 5,26 USD, cao hơn nhiều khi với con số 0,97 USD cho mỗi lượt nhấp chuột trên Facebook.

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng chi phí cao hơn chưa chắc đã dẫn tới tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao hơn.

Vậy Đâu Là Nền Tảng Tốt Hơn? Quyền Quyết Định Nằm Ở Bạn

Tuy LinkedIn và Facebook đều sở hữu một số tính năng giống nhau, nhưng không thể chối cãi rằng mục tiêu và nhóm đối tượng khách hàng chính của cả hai nền tảng này có sự khác biệt rõ nét.

Việc Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nền tảng nào phụ thuộc hoàn toàn vào lĩnh vực mà họ đang hoạt động, đối tượng khách hàng mà họ đang hướng tới, và cả các mục tiêu marketing được đề ra.

Hãy nhớ rằng Doanh nghiệp không bắt buộc phải chọn chỉ dùng một nền tảng để quảng bá cho mình. Họ có thể chọn LinkedIn cho một chiến dịch tìm kiếm khách hàng tiềm năng song song với việc dùng Facebook để chạy quảng cáo tăng nhận diện thương hiệu và tăng tương tác với các khách hàng tiềm năng của mình.

DigiV là 1 Digital Marketing Agency chuyên cung cấp các dịch vụ được “may đo” kỹ càng cho từng khách hàng, từ thiết kế website, quản trị nội dung Fanpage, tới 1 gói giải pháp tổng thể toàn diện để thúc đẩy kinh doanh số cho doanh nghiệp thông qua đa nền tảng và đa kênh. Hãy lớn mạnh trong thời đại 4.0 cùng DigiV!

BẮT ĐẦU NGAY

Thank you!

Cảm ơn bạn đã để lại thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn trong 24h tới. Nếu bạn cần  hỗ trợ ngay vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi.