Bạn đã từng nghe về Luật hấp dẫn bao giờ chưa? Luật hấp dẫn là một triết lý nói về việc con người có thể thu hút vào cuộc sống của mình những gì tâm trí họ chú ý đến. Nói một cách đơn giản hơn, nếu bạn luôn tập trung vào những điều tích cực, bạn sẽ tự động thu hút được nhiều điều tích cực vào cuộc sống của mình!
Organic marketing có cách hoạt động tương tự với mục tiêu thu hút khách hàng đến với thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn một cách tự nhiên. Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này?
Trong bài blog này, hãy cùng DigiV tìm hiểu organic marketing là gì và nó khác marketing trả phí như thế nào nhé!
Organic marketing là gì?
Organic marketing là một chiến lược tạo ra lưu lượng truy cập (web traffic) cho Doanh nghiệp theo thời gian thay vì sử dụng các hình thức trả tiền. Nó bao gồm việc viết Blog/ Case study, đăng Guest post và các bài viết trên Facebook. Organic marketing sử dụng SEO, mạng xã hội cùng đa dạng các kênh khác để tăng nhận diện thương hiệu cho Doanh nghiệp.
Dù là thông qua nội dung mang tính giáo dục hay giải trí, mục tiêu chính của Organic marketing là nâng cao nhận diện thương hiệu (brand awareness) và xây dựng kết nối với khách hàng (customer relationship). Với địa vị là một Doanh nghiệp, bạn sẽ cần nhiều cách để thu hút khách hàng tiềm năng (Lead) và biến họ thành người mua hàng. Organic marketing chỉ là một trong nhiều cách để đạt được điều đó. Với Organic marketing, Doanh nghiệp có thể thu hút người dùng Internet truy cập vào trang web của mình, hi vọng họ sẽ tìm thấy thứ mình cần để thực hiện giao dịch và trở thành khách hàng thực sự. Mục tiêu mà bất cứ Doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được chính là thương hiệu của họ luôn được khách hàng nhớ đến đầu tiên mỗi khi có nhu cầu mua sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa mà họ cung cấp.
Ngoài ra, Organic marketing còn tác động đến các hoạt động marketing trả phí. Cụ thể, nếu có ai đó tìm đến trang web của Doanh nghiệp một cách tự nhiên, việc tiếp cận lại khách hàng đó là hoàn toàn khả thi, thông qua các chiến lược quảng cáo đeo bám có trả tiền (quảng cáo trên mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm…)
Hơn hết, mục tiêu của Organic marketing là tăng lượng truy cập đến trang web của Doanh nghiệp. Thay vì sử dụng các kênh mạng xã hội, cách tốt nhất là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để tăng khả năng hiển thị của website. Trên thực tế, SEO có khả năng giúp gia tăng lượt truy cập website cao gấp 1000% so với việc đăng tải các bài chia sẻ của Doanh nghiệp trên mạng xã hội.
Các ví dụ về Organic marketing
Trước khi đi sâu vào những điểm khác nhau giữa Organic và Paid marketing, hãy cùng điểm qua một số ví dụ về Organic marketing:
Bây giờ, hãy tìm hiểu thêm về hình thức Paid marketing, hay còn gọi là marketing trả phí.
Organic marketing so với Paid marketing
Trong khi Organic marketing tập trung vào việc tạo ra lưu lượng truy cập tự nhiên cho website tăng dần theo thời gian, thì Paid marketing sử dụng các phương thức trả phí để xác định khách hàng mục tiêu, tiếp cận, tương tác và biến họ thành người mua hàng một cách nhanh chóng.
Các chiến lược Paid marketing có thể kể đến như: quảng cáo tìm kiếm có trả tiền, quảng cáo trên mạng xã hội có trả tiền, các bài viết được tài trợ, quảng cáo hiển thị, quảng cáo video trên YouTube, v.v… Với việc sử dụng các kênh quảng cáo trả phí kể trên, Doanh nghiệp có thể nhắm trọn mục tiêu đến tệp khách hàng lý tưởng và thậm chí là tiếp cận tới những người có thể chưa từng biết đến họ.
Trong khi Organic marketing có vẻ khá giống với hình thức marketing truyền miệng khi cùng có khả năng thu hút khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu; Paid marketing lại giúp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và tập trung vào gia tăng doanh số bán hàng thông qua các chiến dịch khác nhau.
Doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch Paid marketing thông qua ROAS (lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo), impression (tần số quảng cáo được xem bởi khách truy cập), mức độ của tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), v.v…
Sau khi đã hiểu hơn về những khác biệt giữa Organic và Paid marketing, giờ ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn cách xây dựng một chiến lược Organic marketing hiệu quả.
Chiến lược Organic marketing
Để xây dựng một chiến lược Organic marketing, Doanh nghiệp cần phân tích các traffic habits của khách truy cập hiện tại rồi so sánh chúng với tập khách hàng lý tưởng của mình.
Đầu tiên, cần phải biết được hiện tại Doanh nghiệp của bạn có lưu lượng truy cập tự nhiên nhiều nhất từ đâu, có thể từ kênh YouTube, các bài viết trên Blog hay các bản tin dưới dạng Email?
Sau đó, hãy nghĩ về nhóm khách hàng mục tiêu của bạn – những người thường tìm đến một Doanh nghiệp tương tự như Doanh nghiệp của bạn. Họ có thể sẽ tìm kiếm bạn thông qua các ấn phẩm xuất bản trong ngành, mạng xã hội hay các trang web chuyên viết đánh giá không?
Điều quan trọng là phải hiểu được các khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên tìm kiếm ở những kênh nào. Bước tiếp theo, bạn sẽ tạo nội dung chia sẻ về Doanh nghiệp với hình thức tương ứng cho kênh đó. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết Doanh nghiệp của mình đang nhận được nguồn truy cập tự nhiên hiệu quả từ kênh nào để có thể tiếp tục phát triển nội dung cho kênh đó.
Organic marketing chỉ hiệu quả khi bạn thực sự hiểu khách hàng của mình và biết được nội dung mà họ muốn xem.
Sau khi quyết định được cần phải tập trung vào kênh nào để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo là sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, trước khi có thể thực sự sản xuất được nội dung, Doanh nghiệp cần suy nghĩ về những chủ đề phù hợp, sau đó lập ra một danh sách các ý tưởng có liên quan.
Ví dụ, nếu Doanh nghiệp muốn tập trung vào viết Blog, hãy nghiên cứu từ khóa và phân tích các đối thủ cạnh tranh, tiếp đến là lập danh sách các từ khóa của chính Doanh nghiệp. Từ đây, Doanh nghiệp có thể lên ý tưởng cho các chủ đề muốn chia sẻ và bắt đầu sáng tạo nội dung.
Tuy nhiên, nếu muốn tập trung vào việc tạo ra các case study hay viết bài nghiên cứu, Doanh nghiệp sẽ cần phải tự nghiên cứu trước, sau đó tổng hợp lại và viết bài nghiên cứu của riêng mình dựa vào những thông tin tìm được.
nhớ: Trước khi sáng tạo nội dung, Doanh nghiệp cần phải biết được mình sẽ tập trung vào nền tảng và kênh truyền thông nào.
Nếu Doanh nghiệp thắc mắc yếu tố nào giúp các bài viết được đọc bởi nhiều lượt truy cập tự nhiên, câu trả lời sẽ là SEO. Doanh nghiệp luôn muốn tối ưu hóa tất cả nội dung để chúng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm và nền tảng mạng xã hội. Ví dụ, các chiến dịch của Doanh nghiệp có thể tương tự nhau, nhưng nội dung Blog, các phần mô tả video trên YouTube cũng như các bài viết trên mạng xã hội sẽ được tối ưu hóa.
Để tối ưu hóa kiểu nội dung này, thường thì các chiến dịch sẽ kết hợp việc lồng các từ khóa vào nội dung, tạo thiết kế bắt mắt và sử dụng metadata (siêu dữ liệu) để các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của Doanh nghiệp nói về điều gì.
Cuối cùng, chìa khóa cho mọi chiến lược Organic marketing chính là tự đánh giá và làm đi làm lại. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ online để thiết lập chiến lược SEO, tối ưu hóa nội dung, và tính toán ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư)
Các công cụ hỗ trợ online sẽ giúp Doanh nghiệp tính toán và theo dõi KPI để có thể thấy được điều gì đem lại hiệu quả và không mang lại hiệu quả.
Organic marketing thực chất là để khiến nhiều người biết đến Doanh nghiệp , thay vì tiếp cận họ thông qua các phương thức trả phí. Với Organic marketing, Doanh nghiệp sẽ cần tạo ra những nội dung giúp tăng tương tác và để thu hút người xem, khiến họ quan tâm tới thương hiệu của bạn. Khi cần đưa ra quyết định mua hàng, họ sẽ nghĩ tới thương hiệu của bạn trước tiên.
Theo Hubspot – Rebecca Riserbato
—
DigiV là 1 Digital Marketing Agency chuyên cung cấp các dịch vụ được “may đo” kỹ càng cho từng khách hàng, từ thiết kế website, quảng cáo số đa kênh, tới 1 gói giải pháp tổng thể toàn diện để thúc đẩy kinh doanh số cho doanh nghiệp thông qua đa nền tảng và đa kênh. Hãy lớn mạnh trong thời đại 4.0 cùng DigiV!
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn trong 24h tới. Nếu bạn cần hỗ trợ ngay vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi.