Một phần thành công của chiến dịch quảng cáo và chiến lược Digital Marketing phụ thuộc khá nhiều vào tỷ lệ CTR. Khi nào chúng ta cần đo lường CTR?
CTR (Click-through Rate)
Ngắn gọn, CTR (click-through rate) là chỉ số đo lường số người đã nhấp vào quảng cáo hay đường link hiển thị, từ đó truy cập vào website/ trang liên kết. Tỷ lệ CTR được biểu đạt dưới dạng phần trăm (%). Theo định nghĩa từ Google, CTR còn là tỷ lệ xem quảng cáo hoặc truy cập sản phẩm thường xuyên.
CTR được ứng dụng phổ biến trong nhiều hình thức báo cáo của Digital Marketing, chỉ rõ hiệu suất quảng cáo online và từ khoá có đang hoạt động tốt hay không. Đa phần các công cụ phân tích số liệu online hiện nay đều có thể lọc được tỷ lệ CTR nhưng nếu muốn tính toán thủ công, CTR có thể được tính theo công thức:
CTR = Tổng số lượt nhấp vào link / Tổng số lượt hiển thị * 100%
(Ví dụ, chúng ta có 10 lần nhấp chuột vào quảng cáo túi xách mới với 1000 lượt hiển thị quảng cáo đó, thì tỷ lệ CTR = 10 : 1000 x 100% = 1%)
CTR trong quảng cáo
Nhìn chung, tỷ lệ CTR cao thể hiện quảng cáo của bạn đi đúng hướng, thiết thực và hấp dẫn khách hàng so với thực trạng “rác” quảng cáo và bão hoà nội dung như hiện nay.
CTR bình quân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, từ khoá, đối thủ cạnh tranh. Theo Wordstream, tỷ lệ CTR của Google Ads phụ thuộc vào ngành kinh doanh và vị trí liệt kê (listing) của thương hiệu nên có thể sử dụng các công cụ benchmark (đối chuẩn) chung, theo những tiêu chí nhất định khi bắt đầu một chiến dịch.
Ngành/ Kênh Thông Tin | CTR trung bình trên GDN | CTR trung bình trên GSN |
Quảng Cáo B2B | 0.22% | 2.55% |
Quảng Cáo Ecommerce | 0.45% | 1.66% |
Quảng Cáo Dịch Vụ Tiêu Dùng | 0.20% | 2.40% |
*Chú thích thuật ngữ:
B2B: Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Ecommerce: Thương mại điện tử
GDN (Google Display Network): Mạng lưới hiển thị Google
GSN (Google Search Network): Mạng lưới tìm kiếm Google
CTR là cách thức đánh giá chất lượng quảng cáo chính xác
CTR càng cao, chiến dịch càng hiệu quả?
Đối với hạng mục quảng cáo, CTR cao mang lại khá nhiều lợi ích. CTR cao đồng nghĩa với việc điểm chất lượng quảng cáo cũng được đánh giá cao, số lần quảng cáo sẽ được hiển thị nhiều lần hơn trên trang kết quả hoặc bảng tin online của người dùng và giảm thiểu chi phí dành cho mỗi lượt nhấp chuột.
Tuy nhiên, cũng có khả năng, CTR cao do (nhiều) khách hàng chỉ vô tình nhấp chuột vào rồi thoát ra hoặc các lượt nhấp chuột chỉ là “ảo”. Để đánh giá chiến dịch hiệu quả, chúng ta cần theo sát nhiều chỉ số khác cũng tỷ lệ lên đơn và doanh số bán hàng thực tế.
Nếu tò mò không biết tỷ lệ CTR của chiến dịch đã tốt và có ưu thế cạnh tranh hay chưa, chúng ta có thể sử dụng những công cụ miễn phí, điển hình là Google Adwords Performance Grader để đo lường CTR chiến dịch và so sánh KPI với thương hiệu khác.
Làm gì khi CTR chưa đạt?
Nếu tỷ lệ CTR thấp hơn mục tiêu đề ra, trước tiên, hãy xem xét những yếu tố liên quan đến kỹ thuật.
Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp với các tiện ích mở rộng quảng cáo và Marketing trên nhiều nền tảng, đồng thời quan tâm tới việc tối ưu hoá chiến dịch trên tất cả các thiết bị di động, máy tính, máy tính bảng,…
Số tiếp: Hiểu rõ khái niệm CR (Conversion Rate) và mối tương quan giữa CTR và CR trong việc tối ưu hóa chuyển đổi. Hãy chờ đón bài viết tuần sau trên chuyên mục Blog của DigiV!
DigiV là 1 Digital Marketing Agency chuyên cung cấp các dịch vụ được “may đo” kỹ càng cho từng khách hàng, từ thiết kế website, quản trị nội dung Fanpage, tới 1 gói giải pháp tổng thể toàn diện để thúc đẩy kinh doanh số cho doanh nghiệp thông qua đa nền tảng và đa kênh. Hãy lớn mạnh trong thời đại 4.0 cùng DigiV!
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn trong 24h tới. Nếu bạn cần hỗ trợ ngay vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi.